Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận. Nhiều kết quả nghiên cứu trên các lĩnh vực được ứng dụng tốt vào thực tiễn sản xuất và đời sống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần vào sự ổn định, phát triển của tỉnh theo hướng bền vững.

Quán triệt quan điểm: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh đã được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Sau 5 năm thực hiện Đề án“Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, Hội Nông dân các cấp đã nỗ lực dành nhiều kết quả quan trọng, đóng góp thiết thực vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là đã tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, đem lại quyền lợi cho bà con, góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc và làm giàu cho xã hội.

Tuổi trẻ là lực lượng đông đảo của xã hội, có tiềm năng, thế mạnh về sức khỏe, trí tuệ, lòng nhiệt huyết và sự năng động, sáng tạo. Phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã không ngừng học tập, rèn luyện, cống hiến để trưởng thành; tích cực xung kích, tình nguyện trên các lĩnh vực, đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đưa tỉnh nhà ngày nay vượt lên trở thành điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Hòa cùng khí thế thi đua sôi nổi chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích dâng lên Đảng, Bác Hồ kính yêu.  Đến nay, nhiều công trình, phần việc đã và đang hoàn thành, có sức lan tỏa rộng khắp, mang ý nghĩa thiết thực.

Năm 1999, Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã có mặt tại Việt nam, trong đó Hà Tĩnh là tỉnh thứ 4 trong cả nước may mắn được tài trợ. Với tên gọi là Dự án phát triển nông thôn Hà Tĩnh, trong đó có tiểu hợp phần dịch vụ tài chính thuộc Ban Phát triển tín dụng quy mô nhỏ. Mục tiêu của dự án là cải thiện mức sống và thu nhập của những hộ dân nghèo đồng thời tăng cơ hội tham gia của người dân vào tiến trình phát triển.

13 năm làm Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Cẩm Xuyên, 5 năm làm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Hội người bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Cẩm Xuyên; bước sang tuổi xưa nay hiếm (77 tuổi), dù được nghỉ hưu nhưng ông vẫn miệt mài, trăn trở với hoạt động hội. Người chúng tôi đang nhắc đến là cựu chiến binh Nguyễn Đình Lộc (khu phố 4, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên).

Được ví như “nguồn của cải vật chất khổng lồ” đóng góp vào tiềm lực kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế, có thể khẳng định, doanh nhân Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.