Mỏ sắt Thạch Khê được phát hiện và bắt đầu công tác thăm dò địa chất từ năm 1960 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Mỏ nằm trên địa phận 3 xã Thạch Khê, Thạch Đỉnh và Thạch Hải (3 xã ảnh hưởng: Thạch Bàn, Thạch Lạc, Thạch Trị), Thạch Hà, cách thành phố Hà Tĩnh 8km. Chiều dài thân quặng hơn 3.000m, chiều rộng từ 200m đến 600m; điểm nông nhất cách mặt đất 8 m; điểm sâu nhất 750 m; trữ lượng mỏ 544 triệu tấn, chiếm gần 60% trữ lượng quặng sắt của nước ta, được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.
Kết quả thực hiện dự án thời gian qua: Theo Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 07/10/2008: Tổng mức đầu tư 3.478,7 tỷ đồng (giá năm 2008); Diện tích đất bị ảnh hưởng (trong vành đai an sinh) 3.898,24 ha. Số hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp 4.437 hộ. Có 33 công trình phải xây dựng (gồm:19 điểm dân cư; 3 khu nghĩa trang; 6 trung tâm xã; 3 cụm tiểu thủ công nghiệp; 1 nhà máy nước; 1 tuyến đường liên vùng từ Tỉnh lộ 27 đến khu TĐC Nam Quỳnh Viên. Về Công tác di dời dân, tái định cư (TĐC): đã chi trả được 103 hộ; Di dời được 20 hộ. Đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ di dời 8.685 ngôi mộ. Đã cất bốc, di dời được 1.900 ngôi mộ. Về Công tác xây dựng hạ tầng TĐC: Có 01 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (nghĩa trang Cồn Hát Chung); Có 9 công trình đang thi công dở dang: Nam Thạch Khê 1, Bắc Thạch Khê 1, Trung tâm xã Thạch Khê, Thạch Đỉnh 2, Thạch Bàn 2, Đường Liên vùng, Nhà máy nước Thạch Trị, Nghĩa trang Đồng Trầm, Nghĩa Trang Luồng Miếu. Có 2 công trình hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà thầu: Thạch Bàn 1 (đã GPMB), Thạch Đỉnh 1. Có 7 công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đang triển khai bước tiếp theo: Nam Quỳnh Viên; Trung tâm xã Thạch Đỉnh; Điện trung áp 35KV liên vùng; Thạch Khê 2; Thạch Hội; Cẩm Hòa. Có 4 công trình đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư: Trường PTHT Nguyễn Trung Thiên; Trường THCS Lê Hồng Phong; Điểm TĐC Thạch Lạc 2; Bệnh viện đa khoa Thành phố. Về công tác đào tạo chuyển đổi nghề: Các đợt tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức; Tổ chức Ngày hội “Việc làm - đào tạo nghề”; Tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn. Kết quả có: 2.535 lượt người đăng ký học nghề và XKLĐ, trong đó có 746 nguời lao động được đi học nghề và đào tạo các nghề ngắn hạn như: kỹ năng giúp việc gia đình, làm đậu phụ, trồng nấm, chăn nuôi gà gia trại... tại các xã Thạch Lạc, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Hải... Nguồn vốn thực hiện dự án: Ngân sách tỉnh 5 tỷ đồng. Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê 316,31 tỷ đồng, trong đó: Bồi thường vành đai mỏ 179,694 tỷ đồng; Bồi thường các khu TĐC 31,366 tỷ đồng; Xây dựng các công trình phục vụ TĐC 104,95 tỷ đồng. Đào tạo, chuyển đổi nghề 0,3 tỷ đồng. Về dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê và Nhà máy sản xuất phôi thép 2 triệu tấn/năm: Đã bóc đất tầng phủ 12 triệu m3; Đã đền bù GPMB khu vực Moong mỏ và bãi thải 603 ha; Đầu tư văn phòng, thiết bị sản xuất và các thủ tục pháp lý. Tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng. Về dự án khai thác mỏ và luyện thép: Các cổ đông góp vốn: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam 30%; Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh 24%; Tổng Công ty thép 20%; Công ty CP khoáng sản và Luyện kim Thăng Long 3%; Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco 4%; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN 5%; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5%; Tập đoàn Sông Đà 5%; Tập đoàn Bưu chính viễn thông 4%.
Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 5110/VPCP-KTN ngày 11/7/2012 của Văn phòng chính phủ thì đã giao cho Bộ Công thương chỉ đạo TIC huy động đủ vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng theo tỷ lệ hiện hữu sau khi Vinacomin hoàn tất việc chuyển nhượng với 4 cổ động thoái vốn và góp thay số vốn còn thiếu của các cổ đông, lúc đó Vinancomin sẽ sỡ hữu 60% vốn, Mitraco 14%, VN Stell 20%, Bitexco 3% và Công ty CP khoáng sản, luyện kim Thăng Long 3%. Công văn cũng nêu rõ: Kobe va Tata không tham gia góp vốn cho cả 2 dự án: Khai thác mỏ và Dự án nhà máy luyện phôi thép. Và TIC sẽ tiến hành đàm phán cung cấp quặng cho Kobe va Tata nếu có nhu cầu.
Theo Quyết định 946/QĐ-TTg ngày 21/6/2011 về phê duyệt Đề án phát triển bền vững kinh tế - xã hội các xã chịu ảnh hưởng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà với Tổng mức vốn đầu tư: 1.677 tỷ đồng. (Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 399,5 tỷ đồng; Ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác 725 tỷ đồng; Vốn lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn 305 tỷ đồng; Vốn hỗ trợ của Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê 247,5 tỷ đồng). Năm 2012 đã hỗ trợ 23 tỷ đồng; Tiếp tục hỗ trợ 120 tỷ đồng.
Theo phương án trước đây thì công tác GPMB - TĐC hoàn thành trong năm 2013 nhưng nay phân giai đoạn theo lộ trình ảnh hưởng của kế hoạch khai thác mỏ hàng năm. Công tác GPMB - TĐC phải dựa tên nguyên tắc: Xây dựng khu TĐC trước đảm bảo các điều kiện về hệ thống đường, điện, nước sinh hoạt, thoát nước thải rồi mới di dân GPMB. Sau khi đã nhận đủ tiền, có khu TĐC thì phải đến nơi ở mới để bàn giao mặt bằng cho TIC. Thực hiện GPMB-TĐC theo lộ trình triển khai Dự án. Và những vấn đề đặt ra đó là: bãi thải cát, nước sinh hoạt cho người dân, vấn đề môi trường, vấn đề tạo việc làm... Trước những vấn đề đó, BQL dự án MSTK đã đưa ra các giải pháp sau:
Về bãi thải cát: Định hướng là đổ thải lấn biển gần 1.000 ha. Nhằm giải quyết một số vấn đề: Giảm đáng kể diện tích bãi thải trên bờ và những hệ lụy sau bãi thải; Tạo đê quai bảo vệ an toàn cho moong mỏ; Có thêm 1000 ha đất để sử dụng cho phát triển công nghiệp và các công việc khác.
Về vấn đề nước sinh hoạt, nước sản xuất: Nước sinh hoạt: bằng các giải pháp sớm đưa Nhà máy nước Thạch Trị đi vào khai thác. Nước sản xuất: Công ty CP sắt Thạch Khê sẽ xây dựng hệ thống tái sử dụng nước bơm moong để phục vụ sản xuất và dùng nước tưới bãi thải cát, hạn chế cát bay, cát trôi ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất của nhân dân.
Về vấn đề xử lý môi trường: Đổ lấn biển trước mắt khoảng 150 triệu m3 và đổ thải trong để giảm độ cao bãi thải cát cho phù hợp. Sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế cát bay, cát chảy như: dùng đất sét, đá trộn với cát trong quá trình đổ thải và làm đường; Sử dụng sét và đá đắp đê chắn để bảo vệ moong và bãi thải; Trồng cây chắn cát và giữ bề mặt cát; Dùng vải địa vật lý để giữ cát.
Về vấn đề đào tạo nghề và tạo thêm công ăn việc làm: Công ty sẽ ký hợp đồng với các xã đào tạo nghề theo nhu cầu của Công ty và sẽ hỗ trợ kinh phí (cả về con người và kinh phí sẽ ưu tiên theo mức độ thiệt hại và ảnh hưởng của các hộ gia đình); Đào tạo xong Công ty sẽ nhận về làm việc, trường hợp người lao động đi làm chỗ khác thì phải hoàn trả kinh phí đào tạo; Tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhân dân bằng các hoạt động xung quanh vùng mỏ; Thông qua các chương trình đào tạo nghề.
Vấn đề đường giao thông: Xây dựng đường giao thông độc lập đấu nối vào khu vực mỏ tránh ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng giao thông địa phương; Xây dựng đường mới thay cho những con đường dân sinh bị lấy đi trong quá trình triển khai Dự án Đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê; Trong khi chưa xây dựng được các tuyến đường chuyên dùng, Công ty sẽ duy tu, bão dưỡng những tuyến đường do Công ty sử dụng để nhân dân đi lại thuận lợi.
Trong thời gian tới, đối với Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê: Hoàn thành tái cấu trúc cổ đông; Phê duyệt Dự án đầu tư điều chỉnh; Hoàn thành thiết kế kỹ thuật; Xem xét việc đầu tư Dự án luyện cán thép; Sớm công bố kế hoạch sử dụng đất giai đoạn I để công khai cho nhân dân địa phương biết; Thu xếp, bố trí nguồn vốn để hoàn thành một số công trình cấp thiết, di dời một số hộ dân gần moong mỏ và bãi thải, thanh toán các khoản nợ tồn đọng; Khẩn trương hoàn thành Nhà máy nước Thạch trị phục vụ người dân và các hoạt động tại khu vực mỏ; Bố trí kinh phí cho công tác đào tạo nghề; Xây dựng đường giao thông độc lập đấu nối vào khu vực mỏ để không ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng giao thông địa phương; Xây dựng đường mới thay cho những con đường dân sinh bị lấy đi trong quá trình triển khai Dự án Đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê. Đối với UBND huyện Thạch Hà: Triển khai thực hiện tốt Quyết định 946; Thực hiện tốt công tác GPMB, di dân TĐC; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Đối với Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê: Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước khu vực mỏ sắt Thạch Khê; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án bồi thường, GPMB và TĐC khi có nguồn vốn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự cố gắng của nhà đầu tư và sự đồng thuận trong nhân dân, hy vọng trong năm 2012 những tấn quặng đầu tiên sẽ được đưa lên từ mỏ sắt Thạch Khê nhằm củng cố niềm tin cho nhân dân và mang nguồn lợi kinh tế cho Hà Tĩnh nói riêng và cho cả nước nói chung.
Tin mới cập nhật
- Đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( 07/11)
- Kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVI đổimới, dân chủ, thẳng thắn và hiệu quả ( 07/11)
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo trong tình hình hiện nay ( 07/11)
- Anh Nghiêm Kình, người cán bộ tuyên giáo mẫu mực ( 07/11)
- Kiểm điểm, phê bình và tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) ( 07/11)
- Thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội theo tỉnh thần Chỉ thị 20 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu ( 07/11)