
Sáng 25-1, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Quy định số 50-QĐ/TW ngày 27-12-2021 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.

Trong năm 2021, mặc dù khối lượng công việc nhiều, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc tổ chức một số hoạt động, nhưng tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức cơ quan Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã chủ động, đổi mới phương pháp công tác, lề lối làm việc, nỗ lực phấn đấu, tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ.

Sáng ngày 19/01/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 01/2022 và tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Chiều 18-1-2022, tại Hà Nội, Viện Khoa học tổ chức, cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học “Phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp”. Đồng chí Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương chủ trì Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm còn có các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện ban tổ chức Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương và đại diện ban tổ chức các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Ninh…

Sáng 12-1 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trưởng ban tổ chức cấp ủy trực thuộc Trung ương theo hình thức trực tuyến tới 67 điểm cầu. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.

Sáng 11-1-2022, Đảng ủy Công an Trung ương (CATW) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2021 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2022. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATW, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, cấp ủy, người đứng đầu các cấp nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh công tác thi hành kỷ luật trong Đảng, tuyệt đối không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Chiều 23-12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị phối hợp công tác thẩm định nhân sự phục vụ đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng và công tác nhân sự của Trung ương. Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Chiều ngày 23/12/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng năm 2021.

Sự tha hóa quyền lực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức trong bất cứ hoạt động, lĩnh vực nào cũng phải cảnh tỉnh, phê phán.

Sự lãnh đạo của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng, là kim chỉ nam cho các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội nói riêng nhằm chăm lo cho đời sống nhân dân, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, mở cửa và hội nhập. Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội thể hiện rõ ý Đảng, lòng dân, góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính trị và khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng ở các lĩnh vực khác. Trong bổi cảnh hiện nay, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội cho người dân là một yêu cầu tất yếu khách quan. Vì thế, trên cơ sở làm rõ nội dung, bức tranh về sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực an sinh xã hội, bài viết đã đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình của đất nước hiện nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để làm cho Đảng ta ngày càng mạnh hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn,…

Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp Kỳ thứ 11. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hà Tĩnh là tỉnh có đông đồng bào theo đạo, chủ yếu là Công giáo, Phật giáo và một số ít theo đạo Tin Lành với hơn 187.000 tín đồ, chiếm khoảng 14,1% dân số. Xác định xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nói chung và đảng viên gốc giáo nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, trong những năm qua, các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, chi bộ vùng giáo, phát triển đảng viên là người có đạo.

Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Có thể khẳng định, chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong suốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước.

Sau 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những yêu cầu, thách thức mới trong bối cảnh hiện nay đang đặt ra trọng trách lớn hơn đối với Đảng. Để xây dựng Đảng vững mạnh, luôn đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn các nội dung xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng Đảng về đạo đức. Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức và các nội dung, nguyên tắc cơ bản của xây dựng Đảng về đạo đức cần được đặt trong mối quan hệ gắn liền với các mặt khác của công tác này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn hiện nay.

Vào những tháng cuối năm thường có nhiều đoàn cấp trên đến kiểm tra cấp dưới. Thời bao cấp, nhiều người dân và một bộ phận cán bộ, nhân viên cấp dưới cảm thấy ám ảnh khi nghe tin có đoàn kiểm tra cấp trên đến địa phương, cơ sở mình.

Trong công tác cán bộ, đánh giá được xem là khâu mở đầu, tạo tiền đề cho các khâu khác. Tạo nguồn - đánh giá để xác định xu hướng phát triển của đối tượng. Tuyển chọn - đánh giá để bố trí vào vị trí thích hợp. Bầu cử, bổ nhiệm - đánh giá để chọn người xứng đáng. Bồi dưỡng, đào tạo - đánh giá để xem năng lực, trình độ cao thấp mà bổ khuyết, nâng cao… Thực tế cho thấy, chỉ có đánh giá cán bộ đúng, khách quan, công tâm, nhận diện rõ ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển thì mới có căn cứ chính xác để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Ngược lại, nếu nhận xét, đánh giá chủ quan, thiên lệch, không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng cán bộ sai và dẫn đến hậu quả khôn lường. Người cán bộ được đánh giá không đúng thực chất có thể hoặc sinh ra chủ quan hoặc trái lại, trở nên tự ti, nhụt chí phấn đấu. Đối với tập thể có thể ảnh hưởng đến niềm tin chung và gây ra những phức tạp trong quan hệ nội bộ.

Hiện nay, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có chạy chức, chạy quyền đang diễn ra quyết liệt, không ngừng. Các lực lượng chủ công, “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép”, trong đó có ủy ban kiểm tra (UBKT) cấp ủy càng phải rõ trách nhiệm, thẩm quyền – cơ sở để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.