Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X (Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30/7/2007) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

Ngày 24/10/2018, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp kỳ thứ 18. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Ngày 25-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (số 08-QĐi/TW). Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xin trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn Quy định.

Sống trong cuộc đời này, ai cũng phải có trách nhiệm. Nếu không có trách nhiệm với chính mình, công việc, gia đình, xã hội thì con người khó có thể trưởng thành, tiến bộ. Đối với cán bộ, đảng viên, trách nhiệm không dừng lại ở bổn phận “việc phải làm, việc phải gánh vác, việc phải nhận lấy về mình”, mà đó còn là một trong những giá trị thuộc về phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, chiều sâu văn hóa của người chiến sĩ tiên phong của Đảng. Tuy nhiên, việc thấu hiểu, thể hiện, hành xử với hai chữ “trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, đảng viên thời gian qua có nhiều vấn đề rất đáng cảnh báo.

Tính đến ngày 30/6/2018, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có 98.377 đảng viên, trong đó có 30.030 đảng viên, chiếm tỷ lệ 30,52% tham gia sinh hoạt theo Quy định số 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị “về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”.

Nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, những năm qua, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc nhằm xóa bỏ nền tảng lý luận trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam. Đặc biệt, chúng triệt để xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi lem thân thế, sự nghiệp của Người, hòng đưa tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nền tảng lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, giúp cấp ủy có tầm nhìn chiến lược, đưa ra các phương án xử lý chính xác và các quyết định đúng đắn, tối ưu nhất trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội thì các cơ quan tham mưu, giúp việc phải nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, cùng với việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, coi đây là một trong những chức năng lãnh đạo quan trọng của Đảng. Ngay trong Điều lệ vắn tắt của Đảng tháng 10-1930 ghi rõ: “Trách nhiệm của đảng viên và các đảng bộ là giữ theo kỷ luật của Đảng một cách rất nghiêm khắc”(1).

Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần quan trọng củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên nhân dân tham gia sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Cổ kim đông tây từng đúc kết, những người có chức sắc, vị thế xã hội mà bỏ ngoài tai những lời trung thực, khảng khái và lại ưa thích những lời người khác tâng bốc, tung hô, nịnh nọt mình thì rất dễ bị ảo tưởng về quyền lực, từ đó có những hành xử thiếu minh mẫn, nhân văn. Nếu thời xưa, người dân luôn “dị ứng” và oán ghét những tên quan nịnh thần làm nhiễu nhương triều chính, thì thời nay, chúng ta cũng không thể làm ngơ trước một bộ phận cán bộ, đảng viên “thích được đề cao, ca ngợi”-một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã chỉ ra.

Thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW, ngày 1-2-2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan chức năng đổi mới nội dung các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 4 nhóm đối tượng chức danh. Nhờ đó, đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện năng lực tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược; năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực tiễn... cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những kết quả bước đầu quan trọng đó là tiền đề quý báu để Đảng ta tiếp tục tăng cường công tác quan trọng này, góp phần chăm lo “công việc gốc” ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn mới.

Ngày 25/9/2018, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp kỳ thứ 17. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của người cộng sản là đức tính hy sinh. Hy sinh là tự nguyện chấp nhận khó khăn, gian khổ, thiệt thòi, biết đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với đồng chí, đồng đội và nhân dân. Vượt lên trên lợi ích cá nhân và cái tôi nhỏ bé, đức tính hy sinh không chỉ là vẻ đẹp của người cộng sản mà còn là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và tư cách chân chính của người cán bộ, đảng viên.

Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã thực hiện hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Hai mươi năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã xác định và phát triển những quan điểm đổi mới của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay, đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã được các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt được những kết quả bước đầu, có tác dụng cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa hiểm họa này. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện rộng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nếu nguyên tắc tập trung dân chủ được ví như “chiếc khóa” để giữ vững bản chất cách mạng, tiên tiến của tổ chức đảng và đảng viên thì chi bộ chính là “chiếc chìa khóa” để vận hành nguyên tắc đó. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra một trong những nguyên nhân của tình trạng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là do “sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi còn hình thức, đơn điệu”.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, từ lâu nhân dân đã lưu truyền câu thành ngữ nói lên vai trò, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận cán bộ, đảng viên lại xao nhãng phẩm cách đó, sa vào trung bình chủ nghĩa, thậm chí a dua, cổ xúy cho những hành vi sai trái… Thật nguy hiểm và đáng tiếc, sự thờ ơ, a dua ấy diễn ra cả trong những tình huống khó khăn, phức tạp, rất cần bản lĩnh chính trị và sự gương mẫu của người đảng viên cộng sản…

Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng chính trị, một đảng chân chính, cách mạng, đội tiền phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay và đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để có được cơ đồ vẻ vang như ngày nay. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện và ngay từ đầu và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng tuân thủ nguyên tắc của một đảng cách mạng kiểu mới mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đã đề ra. Một trong những nguyên tắc căn bản đó là Đảng phải luôn luôn thống nhất thành một khối vững chắc cả về tư tưởng và hành động, không chấp nhận sự tồn tại bè phái trong Đảng. Đảng là tổ chức ưu tú nhất của giai cấp và dân tộc. Sự thống nhất về tổ chức và phương thức hành động là yêu cầu khách quan và cũng là yêu cầu tự thân của đảng cộng sản chân chính.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (tháng 6-2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương “có thể chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng xuống đến cả đảng bộ cấp huyện và cơ sở khi cần thiết, tránh tình trạng bao che sai phạm trong nội bộ của các địa phương, cơ quan, đơn vị”. Đây là một nhiệm vụ mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời là vấn đề chưa có tiền lệ trong công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức, cấp ủy đảng cũng như cán bộ, đảng viên của Đảng ta. Gần đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương giải thích nhiệm vụ người đứng đầu Đảng giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương là “kiểm tra cách cấp”, đồng thời đưa ra ví dụ về vụ việc sai phạm cụ thể của cấp ủy đảng mà tới đây buộc phải áp dụng phương pháp kiểm tra này. Nguyên nhân nào dẫn tới việc kiểm tra cách cấp và đây có phải là chức năng, việc làm thường xuyên, lâu dài của Ủy ban kiểm tra Trung ương hay không?

Lắng nghe-một kỹ năng tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng làm được. Thực tế không ít người, nhất là một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phớt lờ trước những đòi hỏi bức thiết từ cuộc sống, của người dân; cực đoan, bảo thủ không chịu lắng nghe cả những lời nói phải, đánh mất đi sự sáng suốt cần thiết…