
Học tập nói chung, học tập lý luận chính trị nói riêng không chỉ là quyền lợi, mà còn là bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). Nhất là trong tình hình hiện nay, khi tri thức nhân loại tăng lên theo cấp số nhân, thì việc học tập lý luận chính trị càng trở nên cần thiết để mỗi CB, ĐV không bị tụt hậu với cuộc sống, xã hội, đồng thời nâng cao trình độ, năng lực để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

6 mô hình thí điểm được nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18.

“Bước ngắn” nguy hiểm là hình ảnh từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII vào tháng 10-2016 để cảnh báo hiện tượng một số cán bộ từ suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Hiện tượng cán bộ nghỉ hưu có những phát ngôn, lời nói, việc làm thiếu chuẩn mực, khác thường so với lúc còn đương chức thời gian qua có nhiều trường hợp đã gây ra những hậu quả xấu, để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Cho dù Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích việc góp ý, phản biện, trân trọng ý kiến tâm huyết của những cán bộ nghỉ hưu nhưng việc phát ngôn thiếu chuẩn mực và bị lợi dụng rất cần được chấn chỉnh, xử lý.

Nhân việc Quốc hội nước ta cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, trước sự kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch, phản động, một số người dân tham gia gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản Nhà nước tại tỉnh Bình Thuận và một số địa phương.

Những năm gần đây, hiện tượng a dua, phụ họa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái núp dưới cái mũ “tiến bộ, đổi mới” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng (PCTN) mới đây khẳng định: “Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước”. Một trong những yếu tố mang tính quyết định trong công tác PCTN cũng như sự chuyển biến trong nhận thức, sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng, nhân dân, sự đánh giá cao của bạn bè thế giới, các tổ chức quốc tế là vai trò của người đứng đầu. Việc củng cố, đổi mới Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo, đã mở ra một “trang mới” về công tác PCTN ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cũng từ bài học kinh nghiệm quý báu này mà thúc đẩy công tác PCTN ở nước ta trong thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết tình trạng “dưới lạnh” ở không ít nơi hiện nay. Để PCTN thành công và bền vững thì phải có nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ, với nhiều lực lượng tham gia quyết liệt, trong đó, vai trò người đứng đầu, chỉ huy, tư lệnh các mặt trận đóng vai trò hết sức quan trọng.

Hai trong 6 nội dung, biện pháp được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chỉ rõ trong bài phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về PCTN được tổ chức ngày 25-6 tại Hà Nội, đều đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm chủ động phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng từ sớm.

Thực tế cuộc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cho thấy báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng. Thế nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát huy vai trò của các cơ quan báo chí và các nhà báo trong cuộc đấu tranh này còn không ít vấn đề đặt ra.

Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ (CTCB) là vấn đề được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đặc biệt quan tâm khi đề ra nhiệm vụ, giải pháp để tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên luôn có một vị trí rất quan trọng. Trong kháng chiến, trước những tình thế khó khăn đòi hỏi cả sự hy sinh xương máu, ý chí cách mạng, tinh thần trách nhiệm, nhuệ khí của người cộng sản không bao giờ lung lay. Trong hòa bình, những lúc gian khó, phức tạp, trước những vấn đề nhạy cảm của đất nước, đại đa số cán bộ, đảng viên đã thể hiện rõ ý chí, quyết tâm, tính tiền phong gương mẫu... Thế nhưng thực tế cũng cho thấy, trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, nhất là trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ở những thời điểm khó khăn của đất nước, vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của một bộ phận đảng viên không phải không có vấn đề.

Xây dựng Đảng về đạo đức, đồng thời đề cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời.

Chiều 4-6-2018, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị giao ban Ngành Tổ chức xây dựng Đảng trực tuyến đến 71 điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.

Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng về công tác xây dựng Đảng là xây dựng Đảng về đạo đức. Để xây dựng Đảng về đạo đức, trước hết phải xây dựng được việc thực hành đạo đức trong tổ chức đảng và đảng viên. Để làm rõ vấn đề này, bài viết đề cập đến vấn đề xây dựng cơ chế để phát huy nghĩa vụ, trách nhiệm tự giác, nêu gương của tổ chức đảng và đảng viên trong thực hành đạo đức.

Một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được từ thực tiễn quá trình này đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, ở địa bàn nông thôn.

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Quy định số 01-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban kiểm tra (UBKT) trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Trong cấu trúc của nghị quyết, mỗi nội dung có vai trò, vị trí riêng của nó, trong đó các quan điểm, nguyên tắc có giá trị chỉ đạo bao trùm, bởi nó vừa phản ánh trình độ lý luận hóa thực tiễn, vừa là căn cứ xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đặc biệt đối với những vấn đề mới và khó, đụng chạm đến các mối quan hệ phức tạp. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương đề ra 5 quan điểm chỉ đạo; việc quán triệt sâu sắc các quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định tới việc thực hiện, bảo đảm cho Nghị quyết đi vào cuộc sống đạt hiệu quả.

Ngày 12-5, sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Thành công của Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 7 là minh chứng sinh động, luận cứ thuyết phục, vạch trần toàn bộ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc thâm độc, bịa đặt trắng trợn của các thế lực phản động, chống phá cách mạng Việt Nam.

Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII với 3 trọng tâm lớn, trong đó có đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật của Đảng ta, bằng “vũ khí của sự phê phán” mạnh mẽ, tấn công thẳng vào nạn chạy chức, chạy quyền, kẻ đồng hành với nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Tại phiên họp ngày 10-4-2018, trên cơ sở xem xét Báo cáo tổng hợp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Báo cáo số 110- BC/UBKT TW, ngày 19-3-2018) về kết quả làm việc của các đoàn kiểm tra theo Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017 về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Ban Bí thư đánh giá cao sự cố gắng của năm đoàn kiểm tra tại 15 địa phương và các cơ quan Trung ương.